CEO Lazada Việt Nam: Nhận định về xu hướng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

“Thương mại di động sẽ là xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp theo của Việt Nam, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về việc sử dụng điện thoại smartphone, chỉ sau Colombia. Hơn nữa, Việt Nam được coi là một nước có dân số trẻ với xấp xỉ 30% dân số nằm ở độ tuổi từ 15-35 tuổi và chúng tôi tin rằng những người trẻ sẽ yêu thích thương mại di động”, đó là nhận định của CEO Lazada Việt Nam.

Nhận định về xu hướng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, Ông Alexandre Dardy – Giám đốc điều hành, Lazada Việt Nam cho rằng thương mại di động chính là chìa khóa cho sự phát triển TMĐT trong những năm tới.

ceo-lazada

Chào ông Alex, ông có thể cho biết những thách thức cũng như khó khăn mà Lazada gặp phải vào những ngày đầu thành lập ở Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm đó Lazada lại không phải là doanh nghiệp bán lẻ đầu tiên thâm nhập vào thị trường này?

Thiết lập một doanh nghiệp thương mại điện tử ở một quốc gia còn tương đối lạ lẫm trong việc mua sắm trực tuyến mang lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp về cả cơ sở vật chất cũng như đối tượng khách hàng.

Đầu tiên là việc xây dựng niềm tin cũng như hình thành thói quen mua sắm trực tuyến cho khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi cung cấp cho khách hàng một giải pháp thanh toán an toàn, đó là có thể thanh toán sau khi đã nhận được sản phẩm. Vì thế, khách hàng sẽ hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng dịch vụ mà Lazada cung cấp.

Thử thách thứ hai đó là việc thiết lập một hệ thống vận chuyển hàng chuyên nghiệp. Với thử thách này, chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với các đối tác vận chuyển- những người sẽ phải vận chuyển hàng nhanh nhất và nhận thanh toán bằng tiền mặt từ khách hàng sau khi giao sản phẩm. Đồng thời, Lazada cũng tự hào là doanh nghiệp có phạm vi giao hàng trên hầu hết các tỉnh thành Việt Nam.

Và cuối cùng, thu hút nhân tài cũng là một trong những thử thách của Lazada. Ngành thương mại điện tử cần nhiều nhân tài để chứng minh và phát huy được tiền năng của nó.

Ông có thể cho biết sự khác biệt của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác, ví dụ như Thái Lan, Malaysia hay là Indonesia?

Có hai sự khác biệt rõ rệt của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam so với các nước Đông Nam Á. Đầu tiên là phương thức thanh toán: các nước phát triển ở Đông Nam Á thì thường thanh toán bằng thẻ tín dụng còn riêng ở Việt Nam thì ưu chuộng cách thanh toán bằng tiền mặt.

Thứ hai là sức mua: so sánh với các nước trong khu vực thì sức mua ở Việt Nam tương đối thấp hơn. Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi tin rằng điều này sẽ thay đổi theo thời gian khi người tiêu dùng tin tưởng vào việc mua sắm trực tuyến hơn.

Có rất nhiều trang web quen thuộc trong ngành thương mại điện tử như Vatgia, Muachung, Nhommua và mới đây là VinEcom hay Sendo, vậy Lazada làm gì để tạo nên khác biệt?

Lazada hoạt động dựa trên nền tảng giữadoanh nghiệp với khách hàng (B2C), Vatgia cung cấp các sản phẩm doanh nghiệp với khách hàng (B2C) và giữa các doanh nghiệp (B2B), và Sendo là một trang web chỉ để người tiêu dùng trao đổi hàng hóa với nhau (C2C). Sự khác biệt về mô hình kinh doanh này cho phép chúng tôi tập trung tất cả các nguồn lực vào một số đối tượng khách hàng cốt lõi. Hơn nữa, chính điều này cũng giúp chúng tôi tạo ra lợi thế cạnh tranh trên 3 yếu tố cơ bản:

Đầu tiên là yếu tố tiếp thị: Lazada có chuyên môn và nguồn lực về tiếp thị lớn. Chúng tôi nhận được gấp đôi lợi thế khi nhận được sự hỗ trợ đầu tư từ công ty mẹ – tập đoàn Rocket Internet và chúng tôi đã có một nền tảng vững mạnh khi đã hoạt động và thành công ở một số nước trong khu vực. Lợi thế này giúp chúng tôi có một thế mạnh tiếp thị độc đáo (chúng tôi còn có thể hợp tác với Google hay những nhà tiếp thị điện tử khác với quy mô lớn hơn) và chuyên môn mà không có đối thủ cạnh tranh nào có.

Thứ hai là các loại mặt hàng xuyên quốc gia. Cơ sở hạ tầng của Lazada tại Đông Nam Á cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam nhiều loại mặt hàng khác nhau từ khắp các thị trường.

Và thứ ba là sự hình thành và phát triển đội ngũ giao hàng trong quá trình phát triển B2C. Đây là một lợi thế cạnh tranh độc đáo vì nó độc lập về điểm vận chuyển và cải thiện thời gian giao hàng tại Hồ Chí Minh, Hà Nội và cũng như một số tỉnh thành khác.

Theo một cuộc khảo sát thị trường gần đây, khoảng 90% các đơn đặt hàng thương mại điện tử ở Việt Nam là lựa chọn, đặt hàng, và chỉ thanh toán cho đến khi giao hàng. Phương pháp này được gọi là COD (thanh toán khi đã nhận hàng). Liệu vấn đề này gây khó khăn cho Lazada?

Thanh toán sau khi đã nhận hàng không gây bất kỳ khó khăn nào đối với chúng tôi. Chúng tôi giúp các khách hàng mới xây dựng niềm tin vào Lazada khi sử dụng tiền mặt trong quá trình thanh toán. Từ đó dẫn đến ngày càng nhiều khách hàng tìm đến mua sắm trực tuyến hơn.

hinh-thuc-giao-hang-cod

Hình thức giao hàng COD

Có ý kiến cho rằng chiến lược Lazada trong khu vực ASEAN có điểm tương đồng với Alibaba, một doanh nghiệp mà hiện nay đang thống trị ở Trung Quốc. Ông nghĩ gì và có thể chia sẻ một số thông tin về chiến lược Lazada trong tương lai?

Sự khác biệt của Lazada với Alibaba và Amazon là chúng tôi thật sự hoạt động trên toàn khu vực Đông Nam Á. Có rất nhiều công ty lớn không có các cửa hàng cũng như là nhân viên địa phương ở các thị trường đó. Dựa trên những kinh nghiệm này, Lazada sẽ có thể có những dịch vu khách hàng tốt hơn trên toàn Đông Nam Á.

Mục tiêu của chúng tôi là trở thành lựa chọn mua sắm “tập trung” (one-stop shop) dẫn đầu trong các kênh mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á, mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn sản phẩm quốc tế và trong nước. Chiến lược của chúng tôi để đạt được điều này là cung cấp một kinh nghiệm mua sắm nhanh chóng, an toàn và dễ dàng thông qua máy tính và nền tảng điện thoại di động.

Sự khác việt chính của Lazada là tạo điều kiện cho việc mua sắm dễ dàng và dễ tiếp cận, cung cấp một điểm đến mua sắm trực tuyến một cửa và an toàn.

Có tin đồn Amazon sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam với FairPrice. Nếu như vậy thì nó có phải là thách thức lớn của Lazada không?

Chúng tôi không suy đoán về những tin đồn, Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng chào đón họ như là một đối thủ cạnh tranh vì sự cạnh tranh cũng là một phần quan trọng để phát triển hơn nữa ngành công nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam.

Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Lazada trong khu vực Đông Nam Á và ở Việt Nam nói riêng là những ai?

Hiện tại không có một đối thủ cạnh tranh duy nhất trong tất cả các thị trường Đông Nam Á. Ở Việt Nam, danh sách bạn đã đề cập ở trên đây là đúng và chúng tôi nghĩ là không có sự chênh lệch nổi bật nào trong danh sách đó.

Theo ông, xu hướng phát triển tiếp theo của thương mại điện tử ở Việt Nam là gì?

Thương mại di động sẽ là xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp theo của Việt Nam. Dựa vào báo cáo của Flurry Analatics, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về việc sử dụng điện thoại smartphone, chỉ sau Colombia. Hơn nữa, Việt Nam được coi là một nước có dân số trẻ với xấp xỉ 30% dân số nằm ở độ tuổi từ 15-35 tuổi và chúng tôi tin rằng những người trẻ sẽ yêu thích thương mại di động.

Tiềm năng này đã được chứng minh bằng số liệu. Sau gần một năm ra mắt ứng dụng trên điện thoại di động, chúng tôi đã có được hàng trăm hàng ngàn lượt tải trên Android, iOS và Windows Phone. Ngoài ra, chúng tôi còn có quan hệ đối tác với các công ty ứng dụng trò chuyện chatmobile đáng tin cậy nhất tại Việt Nam như Zalo, Line, Viber, vv . Thương mại di động của Lazada đã đạt được tốc độ tăng trưởng hai con số, và không có nghi ngờ gì về tiềm năng phát triển hơn nữa của thị trường này.

thuong-mai-di-dong-se-la-xu-huong-mua-sam-truc-tuyen-tai-viet-nam

Thương mại di động sẽ là xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp theo tại Việt Nam

Năm 2014 sắp kết thúc, ông có đánh giá gì về ngành công nghiệp thương mại điện tử của Việt Nam trong năm 2015?

Chúng tôi rất lạc quan với sự phát triển của thương mại điện tử vào năm 2015 và chúng tôi biết rằng có rất nhiều yếu tố quan trọng cho sự thành công này.

Ví dụ, Internet và điện thoại thông minh hiện đang bùng nổ tại Việt Nam. Những công ty vận chuyển và hậu cần hàng đầu của chúng tôi tạo ra một dịch vụ thương mại điện tử tận tâm, chu đáo. Các doanh nghiệp cũng sẵn sàng hơn để đầu tư vào thương mại điện tử với sự truyền miệng trong ngành công nghiệp bán lẻ. Khách hàng cũng hiểu nhiều hơn về những lợi ích của mua sắm trực tuyến với các chiến dịch tiếp thị và truyền hình về thương mại điện tử, chẳng hạn như quảng cáo truyền hình của Lazada

Xin cảm ơn ông!

Bài viết liên quan