Cơ hội và thách thức của các ứng dụng dịch vụ Smartphone tại Việt Nam

Kinh doanh các ứng dụng trên smartphone đang bùng nổ cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ số người sử dụng smartphone tại Việt Nam. Từ dịch vụ bắt taxi, gọi món ăn, đặt phòng khách sạn, đến khảo sát doanh nghiệp… đang được nhiều công ty nước ngoài triển khai tại thị trường Việt Nam. Sức hấp dẫn của thị trường trực tuyến này thu hút nhiều quỹ đầu tư tham gia với số vốn lên tới hàng trăm triệu USD. Vì vậy có thể nói Mobile Marketing trong thời đại hiện nay chính là con đường dẫn đến mỏ vàng vô tận đã, đang và sẽ phát triển hơn nữa tại Việt Nam.

Trăm hoa đua nở

Ngoài VCCorp là thương hiệu nội, hầu hết các công ty kinh doanh ứng dụng smartphone gần như là của nước ngoài, được chống lưng từ các quỹ đầu tư lớn. Ở trong giai đoạn “nuôi thị trường”, các công ty này đang ồ ạt tung ra các chương trình marketing, để nhanh chóng đạt số lượng người sử dụng lên hàng chục ngàn trong vài tháng.

Ứng dụng bắt taxi: Tung khuyến mãi, cạnh tranh lợi thế

Báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường GfK tại khu vực Đông Nam Á cho biết, Việt Nam là một trong ba thị trường tăng trưởng smartphone cao nhất trong quý I/2014 với mức tăng 59%. Cùng con số tăng trưởng này, cơ hội kinh doanh với hơn 30 triệu người dùng smartphone hiện nay cũng mở ra và đang phát triển nhanh tại Việt Nam.
Theo ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Lào, Việt Nam, Campuchia, hàng tháng khoảng 30% người dùng di động tại Việt Nam tải về rất nhiều ứng dụng.
Đây sẽ là nhân tố thúc đẩy các ứng dụng smartphone phục vụ cho các ngành dịch vụ như du lịch, vận tải, ăn uống… trở nên năng động và ngày càng cạnh tranh hơn. Trung bình mỗi tháng có 30% người dùng tải về 16 – 21 ứng dụng, gần 40% người dùng tải 21 ứng dụng và nhiều hơn nữa.
Mở đầu xu hướng ứng dụng dịch vụ qua smartphone và cũng là mảng dịch vụ đang đua tranh khốc liệt nhất, đó là dịch vụ bắt taxi với 5 thương hiệu nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó rầm rộ nhất là Easy Taxi (Brazil) và GrabTaxi (Malaysia).
ung-dung-bat-taxi-bang-smartphone
Ứng dụng bắt taxi bằng Smartphone
Ưu điểm của các dịch vụ bắt taxi là nhanh, ứng dụng đơn giản. Chỉ với một lần chạm trên máy điện thoại, người dùng có thể tương tác trực tiếp với tài xế và cập nhật thêm các thông tin như số điện thoại tài xế hoặc loại xe sử dụng.
Dù mới ra mắt thị trường, nhưng ứng dụng bắt taxi đã có dấu hiệu khả quan, chỉ 3 tháng sau khi hoạt động tại Việt Nam, GrabTaxi đã lên tới con số vài ngàn. Tương tự, Easy Taxi cũng vượt mốc 50.000 người ứng dụng (toàn cầu có 10 triệu người dùng), mục tiêu cuối năm hãng này là nâng số lượng người dùng lên 100.000.
Bên cạnh đó, có hơn 10.000 tài xế taxi đăng ký tham gia hệ thống, mục tiêu đến cuối năm sẽ có khoảng 40% tài xế tại Việt Nam sử dụng ứng dụng Easy Taxi. Theo ông Alexander Lê, Giám đốc Điều hành Easy Taxi tại Việt Nam: “Tiềm năng để phát triển dịch vụ bắt taxi tại Việt Nam rất lớn vì theo dự báo, đến năm 2015, sẽ có 50% dân số, tức là có hơn 45 triệu người sử dụng smartphone”.
Nếu như EasyTaxi và GrabTaxi tận dụng công nghệ để kết nối hành khách với tài xế taxi, thì Uber (Mỹ), vừa được định giá đến 17 tỷ USD, cung cấp dịch vụ kết nối hành khách với chủ xe cá nhân. Doanh thu của Uber chủ yếu đến từ hoa hồng thông qua việc kết nối chủ ôtô với người cần di chuyển.
Thông thường, doanh thu chung của Uber trên thế giới là chủ xe hưởng 80%, Uber lấy 20% trên cước phí của mỗi chuyến. Tại Việt nam, Uber đang phát huy lợi thế cước phí rẻ hơn các hãng taxi để cạnh tranh, chỉ 10.000 đồng/km và 5.000 đồng mỗi lần mở cửa. Trong khi Vinasun quy định cước phí là 16.500 đồng/km và 11.000 đồng mỗi lần mở cửa.
Để tăng thị phần, ngay từ khi tung ra ứng dụng, cả Easy Taxi và Grab Taxi đều dày đặc các chương trình khuyến mãi. Easy Taxi đã chi gần 1 triệu USD cho chiến dịch khuyến mãi để người dân quen dần với việc bắt taxi bằng ứng dụng di động. Song song đó, hãng này còn triển khai chương trình hỗ trợ tài xế taxi mua smartphone trả góp không tính lãi hoặc có chương trình mua smartphone giá rẻ.
Sau TP.HCM và Hà Nội, Easy Taxi sẽ tiếp tục mở rộng thị trường tại một số tỉnh – thành khác như Đà Nẵng, Nha Trang… Không lép vế, GrabTaxi cũng áp dụng nhiều chương trình như miễn phí tới 50.000 đồng/chuyến không giới hạn số chuyến khuyến mại trong tháng, tặng học bổng cho con em tài xế taxi…

Đt phòng khách sn: Mnh chi đón khách

Đầu tháng 7, ứng dụng đặt phòng HotelQuickly (Hồng Kông), có thể đặt phòng khách sạn 3-5 sao vào giờ chót với giá mềm, ứng dụng 7 thứ tiếng, gồm cả tiếng Việt đã chính thức hoạt động tại Việt Nam. Ngay khi ra mắt ứng dụng, HotelQuickly đã “hào phóng” tặng cho người sử dụng 31 USD ngay khi kích hoạt tài khoản.
ung-dung-dat-phong-khach-san-bang-smartphone
Ứng dụng đặt phòng bằng Smartphone
Ông Christian Mischler, nhà đồng sáng lập HotelQuickly, cho rằng, thị trường thiết bị di động Việt Nam đang phát triển rất nhanh và sẽ dần thay thế màn hình máy tính (desktop). Mỗi tháng, khoảng 30% người dùng di động tại Việt Nam tải về khoảng 16-21 ứng dụng.
Bên cạnh đó, thị trường du lịch châu Á là một thị trường khổng lồ. Ngành khách sạn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đạt doanh thu gần 94 tỷ USD. Đặt phòng thông qua các kênh trực tuyến tăng 97%, lên đến 19,7 tỷ USD từ năm 2008 đến năm 2012. Riêng thị trường đặt phòng giờ chót qua điện thoại di động được đánh giá 6 tỷ USD.
Đánh giá thị trường Việt Nam, ông Mischler cho rằng: “Tại Việt Nam, người sử dụng smartphone chiếm 20% dân số, và số lượng này đang phát triển nhanh. Ngành du lịch tuy đang phát triển nhưng công suất sử dụng phòng lại không cao, trong khi du khách lại mong muốn tìm được chỗ nghỉ ngơi với giá mềm. HotelQuickly sẽ là một kênh bán hàng giúp giải quyết tình trạng trên. Chúng tôi dự kiến sẽ đạt 100.000 lượt tải ứng dụng tại Việt Nam vào cuối năm 2014”.
ung-dung-dat-phong-khach-san-hotelquickly-bang-smartphone-da-co-mat-tai-viet-nam
Ứng dụng đặt phòng khách sạn HotelQuickly bằng Smartphone đã có mặt tại Việt Nam
Tuy nhiều cơ hội nhưng để tạo thói quen và kích cầu người sử dụng dịch vụ, chiến lược đầu tiên của HotelQuickly là mạnh tay cho các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng…
Vì vậy, dù mới hoạt động được một năm nhưng HotelQuickly đã có hơn 150.000 khách đăng ký và hơn 300.000 lượt tải về, trở thành ứng dụng đặt phòng vào phút chót phổ biến tại nhiều thị trường trong khu vực, bao gồm Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Úc và New Zealand với 60.000 khách sạn tham gia.
Tương tự, tại thị trường Việt Nam, mới hoạt động một tháng nhưng HotelQuickly đã liên tiếp tung ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá và đã có 330 khách sạn tham gia vào mạng lưới này.
Song hành với HotelQuickly, In2nite (Singapore) cũng đã vào Việt Nam. In2nite cho phép người dùng đặt và nhận phòng trong thời gian rất ngắn với mức giá tốt hơn.
Ông Mischler cho biết, thời gian đặt phòng vào giờ chót là yếu tố quyết định để có được mức giá rẻ khoảng 28%. Đặc biệt, dịch vụ In2nite hay HotelQuickly được hưởng mức chiết khấu còn tốt hơn cả các trang web vì khác biệt của dịch vụ là đặt phòng giờ chót, giúp khách sạn lấp đầy số phòng trống mỗi đêm.

Dch v qun lý và nghiên cu th trường: Gim 50% phí

Công ty Asia đưa ra hai ứng dụng dành cho doanh nghiệp (DN) trên smartphone là Tascade-mạng (chia sẻ thông tin và quản lý DN hiệu quả hơn), và Q&Me (dịch vụ nghiên cứu thị trường trực tuyến). Ông Kengo Kurokawa, Giám đốc Công ty Asia Plus, Nhật Bản cho rằng, tiềm năng của các ứng dụng dịch vụ smartphone tại Việt Nam rất lớn vì người Việt Nam dành thời gian để lên mạng xã hội gấp ba lần người Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Wi-Fi miễn phí ở hầu hết các quán càphê. Khảo sát mới nhất cũng đã chỉ ra hơn 70% số lượng điện thoại di động được bán ở Việt Nam là smartphone.
Nắm bắt “Bí quyết” marketing thành công của các doanh nghiệp là phải tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về khách hàng, tuy nhiên chi phí này khá đắt đỏ, khoảng 25.000USD cho một đợt khảo sát, đôi lúc chi phí cho những chuyến công tác xấp xỉ 10.000USD, Asia Plus đã đưa ra ứng dụng Q&Me với chi phí hằng tháng là 128.000 đồng (thành viên bạc) và 168.000 đồng (thành viên vàng).
Với dịch vụ này, các bảng khảo sát được cài đặt trên smartphone nhanh chóng đến tay đối tượng mục tiêu và nhận về câu trả lời trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt, hệ thống Chat Survey còn giúp doanh nghiệp tương tác trực tuyến với người dùng được khảo sát nhằm giúp hiểu rõ đối tượng khách hàng.
Với chi phí dịch vụ đang áp dụng, ông Kurokawa khẳng định: “Mức giá của chúng tôi thấp hơn một nửa so với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, nhờ vào việc tận dụng khả năng tự vận hành và hệ thống hoàn hảo. Chúng tôi quản lý kênh tham luận riêng, kết nối với họ thông qua website và ứng dụng trên điện thoại thông minh”.

Dch v đt món ăn: Cnh tranh li thế

 
Hai năm trở lại đây, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều dịch vụ gọi món ăn trực tuyến như Vietnammm.com, Eat.vn, ChonMon.vn, GoiMon.vn, foodpanda… nhắm vào người nước ngoài và người Việt bận rộn. Vào thị trường Việt Nam hai năm, ông Ông Tauriq Brown, đồng sáng lập và Giám đốc Điều hành foodpanda Việt Nam, cho biết: “Lối sống và thói quen mua sắm của người Việt thay đổi nhanh chóng song song với việc áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, thị trường dành cho các ứng dụng di động nhằm đáp ứng nhu cầu này đang tăng trưởng mạnh do dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi mà không mất thêm phí”.
ung-dung-dat-mon-an-bang-smartphone
Ứng dụng đặt món ăn bằng Smartphone
Song, điều quan trọng nhất của mô hình đặt món ăn trực tuyến là số khách hàng có khả năng quay trở lại rất lớn vì người ta phải ăn 3 lần mỗi ngày. Vì vậy, các thương hiệu này đang đua nhau cạnh tranh giá, khuyến mãi, liên tục cập nhật công nghệ, “làm mới” dịch vụ để tăng lợi thế.
Đơn cử mới đây, foodpanda đã tung ra phiên bản ứng dụng điện thoại mới, giúp người dùng tìm kiếm các nhà hàng được đánh giá cao tại địa phương và dễ dàng chọn lựa hàng ngàn món ăn. Với lợi thế độc quyền rất nhiều nhà hàng đối tác, người dùng còn có thể truy lại đơn hàng để đặt những đồ ăn cũ một cách nhanh chóng, tiện lợi. Phương thức thanh toán bằng trực tuyến thuận lợi hơn nhờ được tích hợp như thẻ tín dụng.
So với các đối thủ cạnh tranh, lợi thế của foodpanda là thu hút được nhiều nhà hàng, khoảng hơn 1.000 nhà hàng lớn nhỏ tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và Nha Trang. Các nhà hàng sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào để trở thành đối tác của foodpanda, và mức hoa hồng sẽ được FoodPanda.vn chi trả cao hơn nếu chấp nhận trở thành đối tác độc quyền.
Bên cạnh đó, foopanda còn hợp tác độc quyền được với nhiều thương hiệu lớn như KFC, Al Fresco, MOF, Tokyo Deli, Baskin Robbins, Jollibee, và gần đây nhất là chuỗi nhà hàng Pizza Hut.
Theo ông Don Phan, Giám đốc Điều hành foodpanda, thực khách người Việt hiện chiếm đến 80% doanh số, tỷ suất lợi nhuận của những mô hình gọi món trực tuyến thành công ở những nước phát triển từ 30 – 40% và con số này tại Việt Nam còn có thể cao hơn tại châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Vietnammm.com hiện nay chỉ cung cấp dịch vụ tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, Eat.vn chỉ có ở Hà Nội và TP.HCM, ChonMon.vn mới có khoảng 400 đối tác tập trung ở 2 thành phố lớn nhất nước.
Tuy nhiên, được sự hỗ trợ từ Takeaway.com, Vietnammm.com có được lợi thế nhờ vào nền tảng kỹ thuật có sẵn và kinh nghiệm trên trường quốc tế của Takeaway trong ngành cung cấp thực phẩm nên Vietnammm.com cũng đã mang về cho Takeaway.com hơn 20 ngàn đơn hàng mỗi tháng.
Tương tự, Eat.vn với hơn 500 địa điểm ăn uống liên kết, được “chống lưng” bởi VCCorp, Eat.vn có lợi thế từ hệ thống quảng cáo, hạ tầng có sẵn của VCCorp như nền tảng thanh toán, hỗ trợ giao nhận.

Qu ngoi rót vn ào ạt vào thị trường nhưng phải đối mặt một số thách thức cần giải quyết

Với tiềm năng rất lớn, dịch vụ trên smartphone đang có sức hấp dẫn cực kỳ lớn để các quỹ đầu tư mạo hiểm sẵn sàng rót tiền đầu tư cho chi phí moblie marketing tại Việt Nam. Với số vốn đầu tư tăng thêm, hầu hết các thương hiệu đều tập trung chi cho marketing, khuyến mãi.Nhưng do là mô hình dịch vụ vô cùng mới mẻ cộng với thói quen và văn hóa người tiêu dùng khác biệt của người Việt ta nên đây là những thách thức rất lớn cho các dịch vụ ứng dụng trên smartphone tại Việt Nam.
Đơn cử, với số tiền vừa được rót thêm 40 triệu USD từ Phenomen Ventures của Nga và Tengelmann Ventures của Đức, đại diện của Easy Taxi cho biết: “Khi ra mắt sản phẩm này, chúng tôi đã lên các chiến lược để tạo thói quen sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, sau khi đạt một số mục tiêu về số lượng người dùng, số lượng tài xế taxi tham gia hệ thống, chúng tôi sẽ cân nhắc để ngừng khuyến mãi, tập trung cải tiến công nghệ, phát triển nguồn nhân lực…”.
quy-ngoai-rot-von-ao-at-vao-thi-truong-mobile-marketing-day-beo-bo
Quỹ ngoại rót vốn ào ạt vào thị trường mobile marketing béo bở
Song song chiến lược phủ sóng, Easy Taxi còn hợp tác với các đối tác uy tín như Zalora, Lazada, foodpanda… để cung cấp các lợi ích gia tăng cho người sử dụng.
Cuối tháng 5/2014, GrabTaxi cũng gọi thành công vòng vốn thứ hai (Series B) từ hai quỹ đầu tư là Vertex Venture Holding và GGV Capital với tổng số vốn 15 triệu USD. Với việc gọi vốn thành công, GrabTaxi tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu cứ 3 tài xế của Việt Nam sẽ có một người dùng GrabTaxi vào cuối năm 2014.
Tuy nhiên, cũng như Easy Taxi, GrabTaxi lại vấp phải phản ứng từ các hãng taxi. Điển hình là Vinasun, đơn vị đang chiếm 45% thị phần taxi tại TP.HCM. Không lâu sau khi các ứng dụng gọi taxi xuất hiện, Vinasun đãtìm và phạt rất nặng tài xế sử dụng loại ứng dụng này.
Còn đối với Uber, công ty này sẽ gặp những trở ngại nhất định khi phát triển đội xe với định vị hình ảnh sang trọng của mô hình UberBlack. Ôtô sang ở Việt Nam tuy không thiếu nhưng phần lớn đều được sở hữu bởi tầng lớp giàu có, những người rất ít có nhu cầu phải kiếm thêm. Ngoài ra, khả năng họ cho phép tài xế riêng dùng xe để kinh doanh với Uber là khá thấp.
HotelQuickly cũng cho biết, thách thức hãng này đang gặp là phải đem lại lợi ích cho ngành khách sạn qua việc bán được những phòng còn trống ở phút cuối cùng. Về phía khách du lịch, thẻ tín dụng vẫn còn là một thách thức lớn và HotelQuickly đang tìm cách để giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp các lựa chọn thay thế.
Ở lĩnh vực đặt món ăn, foodpanda cũng vừa nhận được thêm 20 triệu USD từ hai nhà đầu tư Đức và Thụy Điển. VCCorp, đơn vị chủ quản của ChonMon.vn, cũng vừa được rót khoản đầu tư vài triệu USD từ Quỹ Intel Capital, nhưng họ chỉ quảng bá cho dịch vụ này trên các website do mình sở hữu.
Th trường smartphone ti Đông Nam Á trong quý I/2014 đã có s tăng trưởng mnh, vi 18 triu thiết b được tiêu th và đt giá trước tính 4,2 t USD. Trong đó Vit Nam là th trường tăng trưởng nhanh th hai trong khu vc, sau Indonesia.
Việt Nam đã đt được mc tăng trưởng 156% v s lượng smartphone tiêu th và113% v tng s giá tr thiết b bán ra. Ước tính c năm 2013, người Vit chi 40.400 t đng cho đin thoi di đng, tăng trưởng 33% so vi năm 2012. (gfK)
tiem-nang-cua-cac-ung-dung-dich-vu-smartphone-tai-viet-nam
Tiềm năng của các ứng dụng dịch vụ Smartphone tại Việt Nam
Trước đó, VCCorp cũng đã chi 2,6 tỷ đồng mua lại Eat.vn để phục vụ cho nhóm khách hàng nước ngoài, bên cạnh đó vẫn phát triển thêm ChonMon.vn nhắm đến người dùng trong nước. Song, cũng như dịch vụ bắt taxi, đặt phòng, thách thức lớn nhất của mô hình đặt thức ăn trực tuyến là thói quen, nhu cầu đi ăn để giao lưu cùng đồng nghiệp của giới văn phòng.
Vì vậy, khi mới tham gia thị trường, foodpanda chi mạnh tay cho quảng cáo, nhất là kênh trực tuyến. Bởi theo đại diện foodpanda, mô hình thương mại điện tử chỉ thành công trong dài hạn khi giá trị một khách hàng mang đến cho doanh nghiệp lớn hơn chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được khách hàng đó.
Trong trường hợp thức ăn gặp vấn đề, chưa cần xác minh lỗi ở khâu nào nhưng foodpanda vẫn tặng ngay voucher xem phim cho khách hàng để đền bù thiệt hại.
Với khoản tiền 20 triệu USD được đầu tư trong năm 2014, chiến lược của foodpanda sẽ cùng thương hiệu liên kết Hellofood phát triển ở hơn 40 quốc gia. Bên cạnh đó, foodpanda sẽ dùng khoản đầu tư để củng cố vị trí là công ty đặt món ăn trực tuyến số 1 tại Việt Nam.
Nguồn: Digitalk

Bài viết liên quan