Nhiều người cho rằng bài viết tiếp thị trực tuyến đăng trên blog hay website thương mại điện tử thực chất chỉ là các đoạn văn bản chữ viết thuần túy. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hẳn là đúng.
Nội dung trong một bài viết tiếp thị sẽ được trình bày bởi bất cứ điều gì có thể, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để độc giả có thể hấp thu toàn bộ những gì mà người viết muốn truyền tải. Điều này có nghĩa là, tất cả các loại phương tiện nội dung khác nhau như văn bản thuần túy, video, đồ họa… đều có thể cho vào bài viết tiếp thị của bạn.
Để giữ cho mọi thứ được tươi mới và thu hút sự chú ý của người đọc, bạn sẽ muốn tạo ra các kiểu nội dung khác nhau để kích thích họ và khiến họ cũng muốn tham gia tương tác lại bài viết của bạn thông qua các hình thức như chia sẻ, like, comment, giúp tăng thêm lượng truy cập cho trang web. Dưới đây là 5 kiểu nội dung khác nhau mà bạn có thể sẽ cần áp dụng ngay trong bài viết tiếp thị trực tuyến của mình.
1. Bài viết cảm xúc
Trong cuốn sách “Why Things Catch On” của Jonah Burger, ông đã giải thích rằng, có 6 yếu tố chính tạo nên tính lantruyền của bài viết, và một trong sáu yếu tố đó chính là cảm xúc.
Để có được tương tác của một độc giả nào đó (chẳng hạn như chia sẻ nội dung của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội), bạn cần phải làm cho họ cảm nhận được một điều gì đó, có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Hãy nhìn vào một trong những website phổ biến nhất trên Internet: Viralnova.com (xếp hạng thứ 597 trên Alexa). Hầu hết các bài trong đó đều mang lại cho người đọc một cảm xúc nhất định, cho dù đó là hình ảnh của chú mèo con hay một đoạn video hài hước. Cảm xúc là tất cả những gì buộc bạn cần chia sẻ.
Để tạo một bài viết tình cảm, tạo được tính lan truyền, bạn sẽ cần có một lập trường vững chắc trong một vấn đề. Điều này gần như đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được các quan điểm đồng ý và không đồng ý với bạn. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, nó cũng sẽ nhận được ý kiến bình luận của cả hai bên và chia sẻ bài viết của bạn.
2. Infographics
Nếu bạn đã từng truy cập vào website chia sẻ ảnh Pinterest, bạn sẽ nhìn thấy ảnh infographic. Chúng giải thích khá trực quan một nội dung nào đó một cách dễ dàng để người đọc hiểu được thông tin hiệu quả và vui vẻ nhất.
Chi phí để tạo ra Infographics sẽ tùy thuộc vào chất lượng và cách trình bày là phức tạp hay đơn giản. Do đó, người dùng có thể tìm cho mình những Infographics hoàn toàn miễn phí hoặc cần trả phí nếu muốn có một bức tranh mô tả chi tiết và hấp dẫn. Nếu trong bài viết có thêm phần inforgraphic, chúng sẽ là một trong những cách tốt nhất để hướng người đọc truy cập đến trang web của bạn. Tại sao lại như vậy? Vì một infographic hoàn toàn có thể chia sẻ được trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, như Pinterest và Tumblr.
Infographics không chỉ có tiềm năng lan truyền trên các kênh xã hội, mà chúng còn được blogger sử dụng để viết bài mới hoặc hỗ trợ bài viết hiện có của họ. Điều này có thể dẫn đến lưu lượng truy cập tăng cao, và tạo ra nhiều liên kết đến trang web của bạn (điều này rất tốt cho SEO).
Tất cả những thứ bạn cần làm là nghiên cứu các điểm số dữ liệu của bạn và hình dung bạn muốn infographic của mình được mô tả như thế nào. Các công việc còn lại sẽ do nhà thiết kế thực hiện.
Xem thêm:
7 cách giúp bài viết tiếp thị trực tuyến hoàn hảo hơn
5 cách tối ưu chiến dịch quảng cáo Facebook cho doanh nghiệp
6 mẹo hay giúp bạn tối ưu hóa fanpage Facebook hiệu quả
3. Tạo danh sách bài viết nhỏ theo chủ đề
Hầu hết tất cả mọi người khi đọc một bài viết bất kỳ, họ sẽ không đọc toàn bộ cả bài từ trên xuống dưới mà có xu hướng chỉ lướt qua các tiêu đề chính trong bài. Bằng cách này họ có thể nhanh chóng đọc một bài báo và cảm nhận được giá trị của bài viết đến mức nào. Nếu bài viết của bạn thực sự hay, nhiều khả năng họ sẽ chia sẻ nó.
Vì vậy, để người đọc dễ hiểu và nhanh chóng cảm nhận được bài viết của bạn, hãy tạo một danh sách các bài viết đơn giản, ngắn gọn. Bắt đầu bằng cách chọn một chủ đề và có thể được chia thành nhiều chủ đề phụ hoặc các phần phụ khác nhau. Sau đó, chọn tiêu đề cho mỗi phần và bắt đầu viết.
Các định dạng cơ bản cho danh sách mỗi bài viết bao gồm:
- Giới thiệu
- Các ý cần trình bày
- Phần kết luận
4. Nghiên cứu các Case
Với số lượng lớn các nội dung được sản xuất hàng ngày, hoặc thậm chí hàng giờ, chúng đang trở nên hỗn độn, nếu không được sắp xếp theo một một cách nào đó. Hơn nữa, độc giả hiện nay đang quen dần với xu hướng tin tưởng nội dung mang tính chất hỗ trợ hay nghiên cứu thực tế.
Vì vậy, việc tạo ra các Case khác nhau sẽ không chỉ giúp tăng thêm lượng truy cập, mà còn khẳng định vị trí của bạn như một nơi phát hành thông tin được tin tưởng trong ngành công nghiệp tin tức.
Hầu hết, việc nghiên cứu Case được thực hiện theo một định dạng phổ biến:
- Tóm tắt dự án
- Vấn đề chính mà bạn hoặc khách hàng đang phải đối mặt
- Cách giải quyết vấn đề đó
5. Hướng dẫn
Một số trang web phổ biến và tất cả các kênh YouTube trên thế giới đều có một điểm chung – họ giúp giải quyết các vấn đề khó khăn của người dùng. Vì vậy, việc tạo ra các bài viết có liên quan đến nội dung hướng dẫn, các mẹo, thủ thuật thực tế sẽ luôn được đánh giá cao. Bạn có thể viết các nội dung này thông qua bài viết, video, hoặc đồ họa mô tả…
Mục tiêu chính của dạng bài viết này là tạo ra một nội dung tập trung vào việc xác định vấn đề phổ biến mà người dùng đang gặp phải. Sau đó, đưa ra một giải pháp khắc phục thông qua các bước để họ giải quyết vấn đề.
Như bạn có thể thấy, có một loạt các nội dung mà chúng ta có thể viết ra nhằm mục đích tăng lưu lượng truy cập đến trang web. Cho dù bạn đang quyết định tạo ra một bài infographic hay một danh sách các thủ thuật, ghi nhớ quan trọng. Tất cả sẽ cần hướng đến tính thực tế, mang lại giá trị cho người đọc. Trong ngắn hạn, họ sẽ có thể tự hoàn thiện các vấn đề mình đang gặp phải, bằng cách hấp thu nội dung bài viết của bạn.
Nguồn: Blog.bizweb.vn
0 Responses to 5 kiểu nội dung bài viết hỗ trợ tăng lượng truy cập cho website