Quảng Cáo Facebook Để Kinh Doanh Online Hiệu Quả Cao

Kinh doanh online đã và đang phát triển rất mạnh. Nguồn khách hàng đa dạng, năng động luôn hiện hữu mọi nơi trên internet với khả năng tiếp cận 24/7 làm cho bất cứ nhà kinh doanh thông minh nào cũng không thể đứng ngoài cuộc.

Trong các hoạt động kinh doanh online tại Việt Nam, nổi trội lên đó là kinh doanh trên mạng xã hội Facebook. Với sự tăng trưởng về lượng người tham gia rất lớn, Facebook đã trở thành mạng xã hội được ưa dùng số 1 tại Việt Nam. Xu thế kinh doanh qua Facebook đang trên đà phát triển rất nhanh.

Vậy bạn đã biết làm thế nào để có một chiến lược kinh doanh trên Faceboook thông minh và hiệu quả nhất hay chưa?

Thay vì ném hàng đống tiền vào quảng cáo Facebook mà không biết mình sẽ đạt được gì, không có một chiến lược cụ thể, thì bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra được một hướng đi đúng đắn nhất khi bước vào con đường kinh doanh trên Facebook.

Quang-cao-facebok-ap-dung-vao-kinh-doanh-online

Ở bài viết này tôi giả sử bạn đã biết sử dụng facebook, đã lập được trang fan page bán hàng. Nếu chưa hãy đọc bài viết cách tạo fan page doanh nghiệp. Khó khăn hiện tại của bạn là làm sao để tăng lượng like, tăng lượng khách hàng tiềm năng, làm thế nào để bỏ tiền quảng cáo một cách thông minh và hiệu quả nhất

Hoặc là bạn đã bỏ rất nhiều tiền quảng cáo nhưng có vẻ như hết quảng cáo là hết khách. Bạn muốn tối ưu hơn nữa. Nếu bạn mới chỉ bắt đầu hãy thử áp dụng các bước dưới đây:

Mục tiêu thứ nhất của chiến dịch Facebook Ad: “TĂNG LIKE”

Trong loại quảng cáo này, bạn sẽ sử dụng Facebook ad để thiết lập:

  • Nhắm mục tiêu tới những mối quan tâm cụ thể và categories ở cấp độ “rộng”
  • Mời gọi mọi người like trang của bạn.
  • Thiết lập những biến thể của một quảng cáo ( ad) để xem cái nào làm việc tốt hơn.
  • Mục đích chính ở đây là tăng like – không còn gì hơn.

Tại sao lại dành tiền vào việc này? Bởi vì đối với một Fan page Facebook thì lượng người like ( fan) là điều bắt buộc phải có. Chúng cho phép bạn tiếp cận những đối tượng mục tiêu rất liên quan tới ngành nghề của bạn. Đó là những khách hàng đầy triển vọng và nếu họ “like” fan page của bạn, về cơ bản họ đã chấp nhận để nhận được những cập nhật (status) từ bạn cũng giống như hình thức đăng ký nhận bản tin qua email (email new letter).

Mục tiêu thứ 2 của một chiến dịch quảng cáo Facebook: “Tăng sự tương tác với Fans trên page”

  • Mục tiêu:Quảng bá post tới fans
  • Thiết lập ngân sách 1$ một ngày cho 2000 fan bạn có.
  • Thiết lập vài biến thể của một ad để kiểm tra cái nào làm việc tốt hơn

NHƯNG: Bạn đừng nên bán hàng ở đây. Đừng promote posts mời gọi mọi người mua sản phẩm một cách thái quá. Thay vì đó tận dựng cơ hội này để xây dựng sự tín nhiệm với khách hàng mục tiêu. Vậy thì bạn sẽ post nhừng gì? Đó chính là những thông tin hữu ích mà mọi người muốn đọc.

Loại hình quảng cáo này sẽ đánh bại kiểu nhìn thấy tự nhiên trên Fb new feeds của fan, cái mà được quyết định bởi thuật toán EdgeRank.

Có thể bạn sẽ hỏi: tại sao nên trả tiền cho hình thức này? Nếu họ là fan đã like trang của tôi chẳng lẽ họ không nhìn thấy những bài post của tôi? Câu trả lời là “có và không”.

Để tôi giải thích: Bạn có biết rằng bạn có hàng trăm người bạn và đã like rất nhiều page nhưng khi login vào facebook bạn chỉ nhận được cập nhật trong new feed từ một số rất ít trong đó không? Những đối tượng hiển thị trong News feed của bạn được dựa trên những gì mà thuật toán của Facebook nghĩ rằng nó liên quan tới bạn nhất. Giống như thuật toán xếp hạng của Google nhưng nó khác hơn nhiều.

Nếu bạn có một điểm EdgeRank tốt, những post trên Page của bạn sẽ xuất hiện trong news feed của mọi người nhưng chỉ ở một giới hạn nào đó. Cách thức truyền 1 thông tin tới nhiều người ( broadcards) của quảng cáo fb sẽ giúp post của bạn xuất hiện thường xuyên hơn tới fan.

Đó là lý do tại sao chúng ta không bán hàng ở đây. Chúng ta không nên làm phiền fan quá nhiều. Chúng ta đang xây dựng sự tương tác, để xây dựng sự tin tưởng với họ. Đây chính là “marketing quan hệ”.

Vậy có thực sự là 1$ một ngày?

Điều đầu tiên bạn cần biết đó là thuật ngữ CPM. Đây là chi phí trung bình của mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo mà bạn sẽ trả cho Facebook, và mặc dù nó biến đổi phụ thuộc vào thị trường, thì giá của nó tầm 25 cent trên fb. Vì thế với 1$trên Fb ads bạn có thế có được 2000 – 3000 lần hiển thị. Như vậy nên thiết lập ngân sách 1$ cho mỗi 2000 fan cũng hợp lý.

Với chiến dịch sử dụng “truyền 1 thông tin tới nhiều người ( broadcards) của Facebook Ad” bạn nên quảng cáo bài post 2 ngày một lần. Tại sao vậy? Bởi vì mỗi post mà được quảng cáo tới fan cần 48 giờ để hiển thị tự nhiên bởi vì không ai login fb mỗi ngày.

Mục tiêu là để có được nhiều like, comment và CTR. Đó là những loại hình tương tác trên Facebook.

Chú ý: Có những loại hình quảng cáo FB khác nhau mà bạn có thể mua. Có thể là cột phải hoặc là News Feed. Bạn cũng có thể chọn hiển thị trên desktop hay mobile. Hiện tại những ads rẻ nhất trên FB được hiển thị bên cột phải trên desktop.

Mục tiêu thứ 3 của chiến dịch quảng cáo Facebook: “Tận dụng Fan để BÁN HÀNG”.

Trong loại hình chiến dịch này bạn sẽ sử dụng Fb ad để thiêt lập:

  • Chỉ Target tới fan
  • Thiết kế ads sử dụng những kiểu “ chào mời” khác nhau. Ví dụ bạn có thể mời fans chọn một thứ gì đó, tham gia một sự kiện, hoặc là mua sản phẩm.
  • Thiết lập vài biến thể của một ad để test xem cái nào hiệu quả hơn.

Tại sao chỉ là fan? Bởi vì bạn sẽ có được chuyển đổi cao hơn.

Convertions là gì? Đơn giản, thuật ngữ marketing này nói đển một khoảnh khắc mấu chốt khi một người xem không đơn thuẩn chỉ là xem một quảng cáo mà còn thực sự hành động như những gì quảng cáo đó mong đợi.

Ví dụ: ai đó nhìn thấy 1 quảng cáo nói rằng “hãy mua sản phẩm này” và rồi người đó thực sự mua sau khi xem và click vào ad. Trong marketing online nói chung, điểm chuyển đổi có thể là bất cứ gì mà bạn thiết lập. Trong quảng cáo, bạn muốn một tỉ lệ convertion cao tức là tỉ lệ người thực hiện hành động bạn muốn cao sau khi họ xem ad. Nếu tỉ lệ convertion của bạn thấp có nghĩa là quảng cáo của bạn không hiệu quả và bạn đang chi tiền trên những lượt hiển thị không mang lại hiệu quả là tăng like, ctr,sales hoặc bất cứ thứ gì mà bạn muốn.

Không hiểu được mục tiêu chuyển đổi cuối cùng, là nơi hầu hết mọi người mắc sai lầm với Fb Ads ( gần như bất cứ cách quảng cáo nào). Họ sẽ nhắm mục tiêu với những mối quan tâm và categories rất rộng trong một chiến dịch quảng cáo FB.

Và họ bán hàng ngay lập tức. HỌ không tuân theo những bước của 2 chiến lược đầu tiên vạch ra ở trên. Vì thế tỉ lệ convertion của họ cực thấp làm cho chi phí rất cao.Sau đó họ phàn nàn rằng quảng cáo FB không hiệu quả, quá đắt.

Vấn đề không phải là quảng cáo Facebook không hiệu quả mà là người quảng cáo không học cách làm thế nào để nó phù hợp, những bước mà chúng tôi đã vạch ra ở trên.

Chúng ta thiết lập 3 chiến dịch lần lượt hay là cùng một lúc?

Nói tóm lại, nếu page của bạn chưa có fan, hãy kiếm fan cái đã. Sử dụng app để tạo ra sự lan truyền giống như là app tổ chức cuộc thi, nơi fan được khuyến khích chia sẻ page của bạn tới bạn bè giúp bạn có nhiều fan hơn vì thế chi phí trên mỗi fan sẽ thấp hơn. Hoặc là sử dụng custom Audience từ danh sách email, điện thoại khách hàng tiềm năng bạn thu thập được.

Chúng ta sẽ trả cho mỗi fan bao nhiêu?

Cái này phụ thuộc vào phạm vi tiếp cận của bạn.

Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương, bạn nên giới hạn phạm vi địa lý tiếp cận của ads. Để nhắm được mục tiêu chuyển đổi cao hơn về sau này. Nhưng điều này cũng có nghĩa là mỗi fan có được sẽ tốn chi phí nhiều hơn bởi vì họ không có nhiều người chia sẻ và giới thiệu thêm nhiều fan khác tới page của bạn. Vì thế bạn có thể trông chờ chi phí cho mỗi fan tầm 1000, 2000 hoặc cao hơn và thậm chí là 1$ ( nó có thể dao động).

Điều đó có vẻ không ổn chút nào, nhưng bạn phải nhớ rằng đó là những khách hàng mục tiêu dẫn đến đơn hàng cao nhất, điều này có thể dẫn đến tỉ lệ convertion cao hơn cho quảng cáo trong tương lai của bạn. Với doanh nghiệp địa phương hoặc doanh nghiệp trong thị trường ngách chi phí cho những fan mới cao hơn nhiều, vì thế tạo những chiến dịch với các biến thể khác nhau là vô cùng quan trọng để giữ cho chi phí trên mỗi fan nằm trong tầm kiểm soát.

Nhưng nếu bạn là một cửa hàng trực tuyến bạn có thể ship sản phẩm ra bên ngoài thành phố bạn sinh sống, bạn có thể chạy chiến dịch tăng fan ( bước 1 ở trên) tới nhiều người hơn trong những categorie rộng lớn hơn nhiều. Quảng cáo của bạn phải tiếp cận tới hàng triệu người để mang lại hiệu quả.

Ví dụ: giả sử bạn bán đồ chơi golf. Khi bạn thiết lập Facebook ads nhắm mục tiêu tới sở thích của khách hàng, bạn sẽ gõ vào một loạt những thứ liên quan tới golf như là : tên của danh thủ golf, những loại câu lạc bộ golf, khóa học golf, du lịch đánh golf và những thứ tương tự.

Nếu bạn chạy 1 quảng cáo để tiếp cận tới những người dùng facebook mà sở thích của họ có liên quan tới những thứ được liệt kê ở trên nhằm mời gọi họ “ Like page”, bạn sẽ có được những người like page của mình.

Hãy nhớ mục đích của bạn là bán sản phẩm nhưng không có nghĩa là bạn target tới một lượng khách hàng quá rộng trên faceboook. Hãy xem xét những yếu tố dưới đây:

  • Khi sản phẩm của bạn chuyển qua biên giới có vấp phải thuế và rảo cản hải quan hay không?
  • Chi phí vận chuyển có lớn hơn lợi nhuận của mỗi sản phẩm bán online? ( Có lẽ bạn nên xem xét phân phối và bán buôn với số lượng lớn)
  • Nếu bạn là một nhà phân phối hoặc nhượng quyền thương hiệu, hãy xem xét các khoản phụ cấp mà bạn có trong hợp đồng trước khi bán sản phẩm ra ngoài lãnh thổ của bạn.

Tóm lại: Bạn muốn đối tượng mục tiêu của chiến dịch càng lớn càng tốt, nhưng vẫn phải đảm bảo những người này có thể trở thành người mua thực tế.

Testing ads để tìm ra cái nào làm việc tốt hơn là sao?

Với bất kỳ quảng cáo nào bạn làm, đặc biệt là trên web, bạn cần kiểm tra độ hiệu quả. Testing sẽ cho phép bạn thấy và thường làm bạn ngạc nhiên, Tiêu đề nào, hình ảnh nào hay là nội dung của ads như thế nào làm việc tốt nhất. Làm việc tốt nhất có nghĩa là chuyển đổi cao hơn.

Đầu tiên chúng ta cần giải thích hiệu suất quảng cáo tốt nhất được đo lường như thế nào?

Những gì bạn cần chú ý bên trong quảng cáo FB là tỉ lệ CTR. Đó là tỉ lệ phần trăm của những người click vào ad so với số lượt hiển thị quảng cáo. CTR trung bình qua FB là 0.04%. Nếu bạn muốn chi tiền càng ít càng tốt trên mỗi “chuyển đổi” thì mục tiêu nên có một CTR là lớn hơn 0.5%.

Mỗi loại quảng cáo trên FB có thể dẫn tới những tỉ lệ CTR khác biệt. Quảng cáo hiển thị trên New Feed có thể dễ dàng đạt được CTR 2-4% hoặc cao hơn. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Quảng cáo cột phải, nói chung bạn nên giữ CTR ở mức 0.5% hoặc cao hơn. Nếu nó xuống thấp bạn nên xem xét dừng ad bởi vì đó là một dấu hiệu của ad không hiệu quả.

Nếu bạn đã quen với Google Adwords quality score sẽ nhận ra rằng Faceobook ad chạy theo nguyên lý tương tự. Giải thích đơn giản đó là nếu mọi người click vào quảng cáo thường xuyên hơn, thì quảng cáo của bạn sẽ đứng top và hiển thị nhiều hơn những quảng cáo cạnh tranh. Fb chỉ muốn hiển thị những quảng cáo liên quan mà mọi người muốn thấy.

Vậy làm thế nào mà họ biết mọi người muốn nhìn thấy? Đó là từ số lần quảng cáo được click. Khi quảng cáo được click nhiều hơn nó sẽ được nhìn thấy nhiều hơn và nhà quảng cáo sẽ trả ít tiền hơn trên mỗi click.

Vậy làm thế nào để chúng ta có được CTR cao hơn trên FB.

1. Tìm ra một cái ảnh sẽ hoạt động hiệu quả nhất.

Những báo cáo của Facebook chỉ ra rằng những hình ảnh được click nhiều nhất là khuôn mặt, thức ăn và động vật. Đó là sự gợi ý và tư vấn rất tuyệt cho nhưng ai chỉ sử dụng ảnh của họ. Bạn cần có một chút sáng tạo và làm vài thử nghiêm.

Những gì bạn cần làm tạo ra những biến thể quảng cáo để thử nghiệm những loại hình khác nhau. Giữ mọi thứ giống nhau trên các quảng cáo ngoại trừ hình ảnh. Cùng tiêu đề, cùng mô tả, khác ảnh.

Hãy để cho Facebook xoay vòng tự động những biến thể đó bên trong mỗi chiến dịch của bạn và xem cái nào nhận được nhiều click nhất. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra hình ảnh gì làm việc tốt nhất cho mục đích quảng cáo của bạn.

Thường thì bạn sẽ không bao giờ đoán đúng hình ảnh naò làm việc tốt nhất. Đó là tại sao testing lại rất quan trọng trong quảng cáo. Chúng ta thường không biết cho đến khi chúng ta thử.

Bước 2: Test quảng cáo lần nữa dựa trên những biến thể được điều chỉnh.

Sau khi có được những bức ảnh quyến rũ, bạn cần thiết lập 4 biến thể khác nhau trong một chiến dịch. Cái này gọi là “ split testing”. Để bắt đầu, hãy tạo một quảng cáo dựa trên những gì mà bạn cho là tốt nhất, những gì sẽ làm việc tốt nhất với khách hàng mục tiêu.

Sau đó tạo một quảng cáo tương tương tự quảng cáo đã tạo. Điều này sẽ tạo ra một bản sao của quảng cáo đầu tiên. Trong bản sao này, thứ duy nhất bạn cần thay đổi là tiêu đề. Sau đó quay lại quảng cáo đầu tiên và click tạo một quảng cáo tương tự. Lần này chỉ thay đổi hình ảnh. Làm lại bước này một lần nữa và lần thứ 3 chỉ thay đổi mô tả.

Bây giờ bạn đã có 3 biến thể khác nhau … Chúng ta đang thử nghiệm:

  • Tiêu đề
  • Hình ảnh
  • Mô tả

Tại sao bạn chỉ thay đổi một thứ một lần? Bời vì nếu không làm như vậy bạn không biết được cái gì là nguyên nhân khác biệt tạo ra CTR cao hơn. Nếu bạn không biết được những yếu tố quyết định, bạn sẽ không biết làm thế nào để cải tiến quảng cáo về sau.

Chạy những quảng cáo này một thời gian và quảng cáo Facebook của bạn sẽ hiển thị tiêu đề nào làm việc tốt nhất, hình ành nào làm việc tốt nhất và mô tả nào hiệu quả nhất. Khi bạn có câu trả lời, bạn lặp lại và bắt đầu với những sự kết hợp mới. Sử dụng những quảng cáo thắng cuộc lần đầu để thử nghiệm lần kế tiếp.

Hầu hết mọi người thất bại trong việc tạo ra một quảng chiến thắng trong lần thử đầu tiên. Đó là lý do tại sao thử nghiệm với nhiều biến thể là yếu tố cơ bản để đem lại thành công cho một chiến dịch Facebook ads. Facebook không nhắc bạn tạo những biến thể, bạn chỉ cần biết là phải làm điều đó, nếu bạn muốn fb ad mang lại giá trị cho bạn.

Bạn đã từng bỏ dở việc thử nghiệm quảng cáo?

Tóm lại là đừng nên. Luôn có những lý do để tiếp tục thử cải tiến quảng cáo với nhiều thử nghiệm hơn. Khi tìm ra một quảng cáo làm việc tốt, để nó chạy một thời gian và cuối cùng nó cũng sẽ chết có thể bởi vì mọi người cảm thấy chán khi nhìn thấy cùng một quảng cáo ngày này qua ngày khác. Đó là lý do bạn nên bắt đầu lại với quảng cáo mới và những thử nghiệm mới.

Một vài tip cuối cùng:

Một cách khác để vượt qua vấn đề hình ảnh “ khuôn mặt, thực phẩm và động vật” đó là tạo ra những page và quảng cáo về những chủ đề mà mọi người đam mê. Ví dụ bạn bạn bán áo thut T-shirt và in những câu nói hay truyền động lực sống lên áo. Những người mà có mối quan tâm về việc tự phát triển bản thân, rèn luyện động lực sống sẽ click và like page và sẽ muốn mua những sản phẩm đó. Kêu gọi cảm xúc của mọi người có thể phục vụ rất tốt cho mục đích quảng cáo của bạn.

Ví dụ trên chỉ ra rằng chúng ta luôn cần phải thử nghiệm những thứ mới bất chấp những báo cáo của FB chỉ cho chúng ta là gì. FB phát triển và quảng cáo cũng phát triển. Ngày nay kích thước của những ảnh trong New feed lớn hơn nhiều, có nghĩa là bây giờ những loại hình ảnh khác trong những định dạng quảng cáo đó có thể có ảnh hướng nhiều hơn những gì chúng đã làm trước đây khi mà những báo cáo cũ nói rằng khuôn mặt, thực phẩm, động vật làm tốt nhất. Tại thời điểm đó Chỉ có quảng cáo bên cột phải.

Bạn cũng nên thiết lập những quảng cáo hiển thị chỉ một sản phẩm 1 lần hơn là toàn bộ cửa hàng tmđt. Lý do? Chúng nhắm mục tiêu được nhiều hơn và sẽ xuất hiện tới những người có sở thích riêng biệt, dẫn đến kết quả là tỉ lệ covertion cao hơn.

Ví dụ: nếu bạn bán quầng áo chơi golf, tạo một quảng cáo nhắm mục tiêu chỉ tới phụ nữ và hiển thị quảng cáo cho áo sơ mi chơi golf của nữ. Sau đó làm một cái riêng cho nam.

Chúc mừng bạn đã đủ kiên nhẫn để đọc hết bài tới đây. Tôi hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho bạn có nhữn bước đi đúng đắn nhất khi quảng cáo trên Facebook. Chỉ có những bước đi đúng đắn mới mang lại thành công cho công việc kinh doanh của bạn.

Theo Taka

Bài viết liên quan